Contents
Nhà phố là gì?
Nhà phố hay nhà ống là dạng nhà phổ biến ở thành thị được xây dựng ở vị trí đắc địa với mặt tiền không quá lớn và chiều dài khiêm tốn.
Những ưu điểm và nhược điểm của nhà phố mang lại
Ưu điểm
- Thuận lợi cho kinh doanh bởi nhà phố nằm tại vị trí đông dân cư.
- Mang lại nguồn thu khi cho phép treo quảng cáo: mỗi tháng có thể kiếm ít nhất từ 15 triệu trở lên đối với những ngôi nhà cao tầng.
- Xây dựng tại các khu vực trung tâm thành phố nên chất lượng cuộc sống của những ngôi nhà phố được nâng cao.
- Dễ dàng sửa chữa, cải tạo ngôi nhà mà không bị vướng mắc hay chịu sự chi phối của ban quản lý tòa nhà.
- Các hoạt động liên hoan, vui chơi được tự do, thoải mái mà không ảnh hưởng đến mọi người.
- Không bị mất tiền dịch vụ về bảo trì thang máy, gửi xe.
- Tình trạng xuống cấp chậm nên có tính thanh khoản cao.
Nhược điểm
- Nằm ở nơi đông dân cư nên có nhiều tiếng ồn.
- An ninh kém vì thường xảy ra trộm cướp do nằm ngay mặt đường lớn.
- Trình độ dân trí có sự chênh lệch nên không có sự giao lưu giữa mọi người với nhau nhiều.
- Vì ở vị trí các khu vực trung tâm có giá cao nên diện tích hạn chế.
- Vì chiều ngang hẹp nên không gian sống tù túng, bí bách do thiếu ánh sáng tự nhiên
Cách khắc phục những nhược điểm của nhà phố
- Không thể thiết kế cửa sổ bên hông nhà khiến cho ngôi nhà trở nên bí bách. Vì vậy, có thể thiết kế ban công, ô thoáng hay giếng trời cho ngôi nhà.
- Vì chiều ngang nhỏ khiến cho việc bố trí không gian khá khó khăn. Để giải quyết vấn đề này có thể xây thêm tầng hoặc sử dụng nội thất thông minh, kết hợp các chức năng lại với nhau.
- Với không gian bí bách, cứng nhắc có thể trồng cây xanh, tiểu cảnh trong nhà, thiết kế cây xanh trước mặt tiền giúp không gian trở nên thông thoáng, xanh mát hơn.
- Để xử lý tiếng ồn có thể dùng cửa kính, cửa cách âm để hạn chế tiếng ồn vào nhà.
- Để an ninh của ngôi nhà được tăng có, có thể thiết kế 2 đến 3 lớp cửa. Có thể thiết kế cửa kính trong cùng sau đó đến cửa sắt và ngoài cùng là cửa cuốn.
Các bước xây dựng nhà phố
Giống như xây dựng nhà ở thông thường, nhà phố cũng bao gồm các bước dưới đây
Bước 1 : Chuẩn bị trước khi thi công nhà phố
- Chuẩn bị giấy tờ và các thủ tục cần thiết để xin giấy phép xây dựng.
- Xác định diện tích xây dựng và dự tính chi phí của công trình.
- Khảo sát mặt bằng, vị trí thi công công trình.
- Triển khai tháo dỡ công trình cũ ( nếu có ).
- Chuẩn bị vật tư, tập kết vật tư đến nơi thi công.
- Lắp đặt biển báo, hàng rào để đảm bảo an toàn khi thi công.
- Chuẩn bị nguồn điện, nước phục vụ cho quá trình thi công.
- Vệ sinh mặt bằng thi công, định vị tim móng.
Bước 2 : Thi công xây dựng phần thô
- Thi công phần móng: tùy thuộc vào địa chất và kết cấu ngôi nhà để chọn phương án thi công móng phù hợp.
- Tiến hành đào đất, hầm móng, đà kiềng, hầm phân, bể nước và vận chuyển đất đi nơi khác.
- Gia công và lắp dựng cốt thép, đóng coffa, đổ bê tông,..
- Xây tường bao, tường ngăn chia các phòng.
- Tiến hành đục khoét đường âm tường, tô trát tường.
- Tiến hành cán nền các tầng, sân, nhà vệ sinh,…
- Chống thấm cho tường, nền, tầng và mái.
- Lắp đặt hệ thống điện nước
- Thi công lợp mái.
Bước 3 : Thi công xây dựng phần hoàn thiện
- Tiến hành lát gạch sàn, gạch trang trí mặt tiền, nhà vệ sinh.
- Tiến hành sơn nước trong và ngoài ngôi nhà.
- Lắp đặt thiết bị cho ngôi nhà.
- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng.
- Lắp đặt nội thất ( nếu có ).
Những lưu ý không thể bỏ qua khi xây nhà phố
- Đảm bảo vấn đề an ninh an toàn có thể lắp 2 cửa gồm cửa sắt hoặc cửa cuốn và cửa kính.
- Xác định công năng của ngôi nhà để chọn cách thiết kế phù hợp.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Khi thiết kế nhà phố nên có giếng trời để tận dụng được ánh sáng tự nhiên nhiều nhất có thể.
- Xác định rõ khu vực chức năng trong nhà đảm bảo tiện ích, công năng khi sử dụng.
- Nên quan sát xung quanh để thiết kế công trình hài hòa với môi trường tránh mâu thuẫn trong quá trình xây dựng.
- Tránh thay đổi nhiều trong quá trình thiết kế.
- Các yếu tố như hướng nhà, hướng cửa, số bậc cầu thang,… đảm bảo yếu tố phong thủy tạo nên một ngôi nhà tốt.